Khi viết bài này, kiểu cảm xúc của mình còn khá xúc động. Trước khi làm sinh trắc vân tay cho bản thân, mình có làm cho Minnie ở một công ty khác và cũng có lên review sau khi nhận kết quả của Minnie vì thấy hay và đúng, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở đó chứ không ấn tượng nhiều, vì những gì chuyên gia tư vấn thì hầu như mình đã cảm nhận con đúng và áp dụng đúng hết với Minnie ngay từ bé rồi.
Mình được một người em quen mời làm STVT cho bản thân, lúc đầu mình từ chối làm vì luôn tự tin rằng mình khá hiểu rõ về bản thân rồi. Tuy nhiên sau khi nghe em ấy nói thì mình cũng làm thử xem sao. Khi nhận được kết quả cũng như cuốn sổ giải mã bản thân mình trong tay, cảm nhận chất lượng và tâm huyết của người làm ra nó, nội dung dài hơn 70 trang, phân tích sâu hơn về bản thân mình. Ở đây còn có bảng dịch tiếng anh và cơ sở ở nước ngoài nên mình ấn tượng.
Mình có chủng vân tay Núi (chủng vân tay hiếm chỉ chiếm 1-5% dân số thế giới), mình thuần Núi vì 10 ngón đều là núi hết. Nên tất cả chỉ số trong bài mình đều bằng 0, bài mình chuyên gia bình thường khó có thể đọc được, phải là chuyên gia được đào tạo giỏi và nghiên cứu sâu mới đọc được. May mắn mình gặp được chuyên gia giỏi đọc bài (thật sự mình bị hút, khác hẵn lần nghe bài cho Minnie).
90 phút đọc bài qua zoom, mình kiểu bị xúc động đến run người, khóc luôn vì nó xoáy sâu quá vào bản chất con người mình, về những điều mình đã đang làm và lý giải được những lý do tại sao trước giờ mình sống như vậy như vậy…
Minnie cũng có 4 ngón chủng Núi được di truyền từ mẹ, nên con gái mình có những cá tính giống mình và may là mình hiểu nên giáo dục được con đúng cách ngay từ bé (chủng núi rất khó phát triển tốt nếu sai môi trường). Mình cũng may mắn khi được ông bà ngoại Minnie tôn trọng cảm xúc và giáo dục đúng hướng từ 0-16 tuổi nên hiện tại những gì mình hấp thu trước đó được bộc phát gấp bội, mình mới được như thế này. Biết ơn…
Tất cả mọi người, bất cứ ai trên đời đều có tiềm năng riêng. Nếu bạn thả con cá dưới nước, nó sẽ bơi rất giỏi, nếu bạn đưa con cá lên cạn, nó sẽ vùng vẫy rồi chết đuối. Nếu được đặt đúng môi trường từ sớm, được tôn trọng cảm xúc, các con sẽ được phát triển tối ưu nhất và là những đứa trẻ hạnh phúc nhất.
Mọi người thường hỏi sao mình lúc nào cũng tươi trẻ, vui vẻ, năng lượng và hạnh phúc. Bí kíp có lẽ là mình luôn thấu hiểu được bản thân, tâm an yên thì mọi thứ tự nhiên sẽ tốt đẹp.
Minnie không hề có khủng hoảng tuổi lên 1, lên 2, lên 3. Con không có ăn vạ, la hét, đua đòi vô lý… không phải do con hiểu chuyện từ bé mà vì bé được tôn trọng cảm xúc và được thể hiện cảm xúc, nên con an yên trong suy nghĩ và mọi thứ. Bản thân mình cũng vậy, mình không có tuổi nổi loạn, mình không bị thay đổi tâm sinh lý khi dậy thì, mình không phá phách, mình luôn tự giác và tích cực với mọi chuyện… giờ mình mới hiểu không phải tự nhiên mà như thế, nhờ môi trường giáo dục của ông bà ngoại Minnie làm mình được an yên, hạnh phúc,được thấu hiểu, được là chính mình, được sống đúng cảm xúc, dẫn đến mình không có những ức chế trong tâm để phải bùng nổ.
Trên đời này, không gì đáng đầu tư và quan trọng hơn việc giáo dục con cái. Muốn giáo dục đúng thì cần hiểu, yêu mà không hiểu thì sẽ vô tình làm khổ nhau. Nếu không thể hiểu được sâu con cái, thậm chí chính bản thân thì tốt nhất nên thử làm Sinh Trắc Vân Tay để cảm nhận, mình chỉ viết được 1 phần nhỏ cảm xúc của mình thôi, chứ thật sự là rất rất rất tâm đắc luôn. Rất đáng đáng đáng làm !!!
Bởi vì mình luôn tin rằng : “Mọi đứa trẻ sinh ra đều là Thiên Tài” và hi vọng rằng tất cả mọi người đều thấu hiểu được bản thân và sống hạnh phúc, không bao giờ là quá muộn để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình
—————————–
Phát Triển Tài Năng Trẻ – Brain Development
– Dịch vụ Sinh Trắc Vân Tay uy tín, lấy dấu vân tay tại nhà / online trên toàn quốc.
* Bình Định : 172 bạch Đằng, P. Hải cảng, Tp Quy Nhơn, Bình Định- Hotline: 0905010866
Các chi nhánh và Trung tâm ĐT& PT Kỹ năng trẻ trên toàn quốc: Bình Dương, Quy Nhơn, Quảng Nam, Huế, Ninh Bình.
Các đại lý trên toàn quốc: Tp HCM, Vũng tàu, Đồng nai, Bình dương, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng nam, Đà nẵng, Huế, Hà Nội, Hải Phòng, Nình Bình, Đăklak, Gia lai.
Mình thấy việc cho bé xem TV có rất nhiều ý trái chiều, nhiều mẹ cho bé xem TV là bình thường, nhiều mẹ lại cấm không cho bé xem TV, tìm google thì cũng thấy hại nhiều hơn. Riêng cá nhân mẹ Minnie lại thấy TV vô cùng hữu ích nếu biết coi ĐÚNG CÁCH.
ĐÚNG CÁCH ở đây là như nào, là không lạm dụng, không dùng Tivi để dụ bé ăn, để bé ngồi yên, không phải cứ bật đại chương trình nào đó cho bé coi rồi thả bé đấy là xong. Như vậy thì sẽ đúng là hại thật, sẽ làm bé thụ động, ù lì (vì không được giao tiếp 2 chiều), sẽ làm bé phụ thuộc (không có tivi thì sẽ không ăn, không ngồi yên), sẽ làm bé mê Tivi quá mà không thích giao tiếp dẫn đến chậm nói, chậm vận động…
ĐÚNG CÁCH Theo Cá Nhân mẹ Minnie như sau :
Thống nhất với con giờ nào được coi trong ngày, không coi lộn xộn thích khi nào coi khi ấy. Giờ Ăn, Chơi, Ngủ, Coi Tivi phải rõ ràng, giờ nào làm việc ấy. Thống nhất sẽ coi bao nhiêu phút, chứ không phải muốn coi bao lâu thì coi. Như Minnie thì mình thường cho bé coi sau khi ăn xong, trưa và tối. 10-15 phút/ lần (20-30 phút/ ngày).
Trước giờ coi mình nói với con : “Hôm nay con ăn ngoan, mẹ thưởng con coi tivi 10 phút, sau 10 phút mẹ tắt nghe”
Trước khi tắt mình nói :
“Hết 10 phút rồi, mẹ tắt nghe, tối (ngày mai) con ăn ngoan mẹ lại cho coi tiếp”
Mình luôn tôn trọng con, nói với con trước mới làm, đừng nghĩ bé con không hiểu, bé con hiểu hết, Minnie cứ sau giờ ăn là mặc định xoay lại nhìn Tivi và tìm điều khiển, có ngày mình giả vờ quên không bật là bé chỉ tivi và đòi. Ngoài giờ đó ra rất rất ít khi bé đòi, thích TV lắm, thấy cái điều khiển là cũng có ý xin mẹ, nhưng mình nói “Hai mẹ con mình đã thống nhất coi sau giờ ăn rồi đúng không?”… sau đó cùng chơi hay đọc sách để lơ đi, sau vài lần không bao giờ thấy bé đòi TV ngoài giờ nữa.
Không phải cứ bật TV rồi thả cho con ngồi coi là xong. Không biết các mẹ sao chứ mỗi lần bé coi TV mà cứ đờ người ra chằm chằm vào TV mình nhìn không thích chút nào. Mình sẽ tương tác cùng với con, ví dụ nếu bật chương trình ca nhạc thì mình sẽ hát cùng với con, bé thấy mình hát thì cũng cười và nhún nhảy theo, rất vui. Như vậy sẽ không làm con bị thụ động ù lì cùng TV.
Tìm hiểu và thay đổi nhiều chương trình hay để tạo hứng thú cho bé NÓI. Không phải cứ bật TV là mặc định nhạc thiếu nhi. Mình thường bật chương trình Thế Giới Động Vật, Thế Giới Quanh Ta… rất hay, Minnie rất thích, Minnie nói nhanh nói sớm một phần cũng nhờ như vậy. Mình coi cùng với con, tới con vật nào thì giới thiệu cho con, NÓI cùng con, con rất hứng thú nếu có ba mẹ cùng tương tác. Rồi cứ vậy một ngày đẹp trời, Minnie nhớ hết và gọi tên được hết rõ ràng những con vật, củ quả (bé mới 14 tháng). Từ đó khi được xem những hình ảnh động, trí tưởng tượng của bé cũng phát triển phong phú hơn, nhìn vào hình hay vật đều nhìn nhận rất rõ luôn.
TÓM LẠI, mình thấy xem TV cũng góp phần giúp bé phát triển rất tốt, miễn là ba mẹ cùng bên cạnh, đồng hành với bé, tận dụng đúng cách thì lợi ích mang lại rất rất nhiềuuuu nha.
NHỮNG GÌ CON CẦN KHÔNG PHẢI MỘT MÓN ĐỒ CHƠI THẬT XỊN, MỘT CUỐN SÁCH THẬT HAY, MÀ LÀ BA MẸ. BA MẸ CHÍNH LÀ CUỐN SÁCH GIÚP CON PHÁT TRIỂN TỐT NHẤT !!!
Hôm nọ, có một mẹ vào inbox cho mẹ Minnie là :
“Bé nhà em gần 18 tháng, nhưng chưa biết gì nhiều, cũng chưa nói được, không biết có sách hay đồ chơi nào giáo dục sớm cho bé mà bé tự chơi tự đọc được không ? Vì em và cả chồng đều không có thời gian dành cho bé”…
Mình thật sự rất muốn trả lời rằng :”Nếu không thể dành thời gian cho con thì tốt nhất đừng mua sách cho con, con không cần đâu”…
Nhưng cũng kiềm lại, hỏi rõ thêm về hoàn cảnh của bạn í, bởi khi chưa hiểu rõ về hoàn cảnh của nhau thì mình không phán xét…
Mình chỉ đưa ra lời khuyên từ tận đáy lòng rằng nếu có thể, ba mẹ hãy dành thời gian tương tác với con nhiều nhất có thể. Mình biết có nhiều ba mẹ bận rộn lo cơm áo gạo tiền, lo cuộc sống, hoàn cảnh không cho phép. Thì những lúc có thể bên con, mẹ đặt điện thoại xuống, bỏ bớt thời gian lướt FB mà dành cho con, ba bỏ bớt thời gian chơi game mà dành cho con. Chỉ chút ít thời gian đó cũng đủ để tương tác chơi và dạy con rồi. Một cuốn sách dù hay đến mấy mà nếu đưa bé tự đọc, cũng vô dụng nếu ba mẹ không cùng cùng đọc và tương tác với con. Một món đồ chơi dù vui đến mấy, chơi một mình cũng chán thôi.
Bé con không biết giàu sang, không cần vật chất, không biết đồ chơi đắt hay rẻ (thậm chí những đồ vật thường có trong nhà cũng thành đồ chơi của bé), bé con chỉ biết ba mẹ, ba mẹ là cả bầu trời của con.
Hồi đi học, mình có một đứa bạn khác lớp, bạn ấy trầm tính, ít nói. Có lần về nhà bạn ấy tập văn nghệ. Cả bọn mới bất ngờ vì nhà bạn ấy rất rất giàu (bình thường bạn ấy ăn mặc khá lôi thôi)… đang tập nhạc thì ba bạn ấy về, ba bạn thấy tụi mình thì nói : “bạn đến chơi sinh nhật con à, ba cho tiền đưa bạn đi ăn nè”, vừa nói ba bạn í vừa rút ra 1 cọc tờ 500k. Thật sự lúc đó đứa nào nhìn cũng lác mắt luôn, kiểu khi đó đứa nào có được 100k cũng to rồi chứ đừng nói 1 cọc 500k. Với cả nghe nói mới biết hôm đó sinh nhật bạn í… Vậy mà bạn í cầm lấy tiền rồi cất đi và cũng không trả lời ba câu nào. Kiểu cả bầu không khí im lặng luôn. Đến khi ba bạn ấy đi, bạn ấy quay lại nói với tụi mình :”năm nào cũng thế đó, quen rồi”
Mình ấn tượng và nhớ mãi luôn… mình cảm nhận rất rõ nỗi buồn, cảm giác đau lòng của bạn ấy lúc đó, dù mình chưa trải qua bao giờ.
Tiền thiếu, có thể kiếm sau. Sự nghiệp chưa có, cũng còn cả đời để gây dựng. Nhưng tuổi thơ của con chỉ có một mà thôi…
Rồi cũng sẽ có ngày con lớn, có những thú vui riêng, có bạn, có người yêu… rồi cũng sẽ đến lúc con rời xa vòng tay của mình.
6 năm (nhất là 3 năm đầu đời) quyết định tương lai con là người như thế nào. Có người lựa chọn dành thời gian cho 3 năm đầu đời của con, chăm dạy con, và thời gian sau đó cuộc sống cũng nhẹ nhàng hơn, vì con ngoan, phát triển tốt, biết đúng sai, đỡ phải lo lắng nhiều.
Có người bỏ lỡ 6 năm đầu đời của con, và thời gian sau đó con không gần gũi ba mẹ, con dễ đi sai đường, khi con lớn con hư, lại tốn hơn nhiều thời gian để dạy lại con, nhưng lúc đó con đã khó dạy rồi… có người khổ cả đời vì con cái, nhưng không nhận ra cái sai từ đầu của bản thân. Đầu tư cho giáo dục con cái luôn là đầu tư thông minh nhất !!!
Từ 0-6 tuổi, trẻ học mọi thứ qua trò chơi. Khi chơi, cảm xúc của đứa trẻ mới thực sự được thoải mái, tinh thần vui vẻ và bộ não tiếp thu mọi thứ tốt nhất.
Ba hay mẹ tương tác với con sẽ tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ và là quá trình vun bồi tình yêu thương, cảm xúc tích cực trong trẻ. Khi được ba mẹ quan tâm, dành thời gian chơi với mình, đứa trẻ cảm thấy được an toàn. Đó là mối quan hệ tuyệt vời nhất để phát triển một nhân cách lành mạnh cho bé.
Nếu không có thời gian chơi với con, ba mẹ có yêu con hay không đứa trẻ không cảm nhận được và sẽ cô độc, buồn chán, sai lầm nhất là cho con tiếp xúc với các thiết bị công nghệ đt, ipad để con bị nghiện vì không tìm thấy niềm vui nào khác nữa.
Chơi cùng con thì mới quan sát và hiểu được tính cách của con. Hiểu được con thì mới biết cách dạy con hiệu quả theo tính cách của con, thay vì áp đặt con bằng suy nghĩ của mình. Cùng chơi với con sẽ giúp xây dựng tình yêu thương, tin cậy, gắn bó. Gia đình cùng chơi với nhau sẽ giúp bé hạnh phúc và cả ba mẹ cũng hạnh phúc.
Mong ba mẹ hiểu rằng nếu thực sự dành thời gian chơi cùng con thì dù chỉ 5 phút cũng vô cùng quý giá với con.
Khi làm STVT, Minnie nhà mình có một đặc điểm giống mẹ đó là có chỉ số cảm âm cao, vô cùng nhạy âm.
Với đặc điểm này, bé có ưu điểm là cảm âm rất tốt, có thể bắt chước giọng nói của người khác nhanh, nhạy cảm, có khả năng lắng nghe và thấu cảm những vấn đề của mọi người, có thể cảm nhận sâu được cảm xúc của người khác, biết họ đang vui, đang buồn, đang hứng thú hay đang chán chỉ cần nghe âm giọng nói.
Bên cạnh đó, cũng có mặt hạn chế ở cảm xúc, bé dễ bị tổn thương khi nghe thấy người khác to tiếng, la nạt. Mỗi lần giao tiếp với Minnie, chưa nói đến la nạt, chỉ cần tone giọng của mình lên 1 tone thôi là bé đã cuối gầm mặt xuống, nước mắt lưng tròng, ấm ức rồi (không oà khóc, nước mắt chảy kiểu nuốt vào trong).
Cũng may, con khá là giống mình nên mình hiểu được cảm xúc đó (cảm giác cơ thể phản ứng phòng vệ, cảm giác buồn và tủi thân xâm chiếm hết mọi thứ và đầu không suy nghĩ được gì nữa, nước mắt chỉ chực trào ra)… Mình vội ôm con vào lòng để xoa dịu con bình ổn cảm xúc lại mới nói chuyện nhẹ nhàng lại với con. (Khi mình ôm con mới khóc oà, khóc lớn lên như cảm nhận được sự vỗ về, thấu hiểu, được xoã hết cảm xúc trong lòng ra).
Một số ba mẹ lúc đó nếu không hiểu được và tiếp tục la nạt hoặc phủ nhận cảm xúc của con như là :”Có gì đâu mà khóc”… kéo dài và lập đi lập lại nhiều lần thì sẽ làm con tổn thương, rối loạn cảm xúc và phản ứng lại, ba mẹ tưởng rằng con lì lợm khó bảo nhưng thật ra không phải, con sẽ thu mình lại và khoảng cách với ba mẹ cũng sẽ lớn dần.
Vậy, ba mẹ có bé nhạy âm thì nên giao tiếp với con như thế nào ?
Khi con làm sai, mình không vội lớn tiếng với con, âm giọng lớn chỉ làm ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc con, và sau đó những lời ba mẹ nói sẽ chỉ là những tiếng lùng bùng, con chưa xử lý được cảm xúc thì sẽ không tiếp nhận được bất cứ thông tin nào dù đúng dù sai. Con sẽ làm ngược lại lời ba mẹ nói và mọi thứ sẽ chỉ tệ hơn.
Muốn con nghe lời, ba mẹ cố gắng giữ bình tĩnh, giữ âm giọng nói ở mức bình thường, nói cho con hiểu, và dứt khoác trong hành động với con, kiên nhẫn lặp đi lặp lại vài lần. Trước khi đi ngủ, thủ thỉ với con, nhắc lại điều đó nhẹ nhàng thêm một lần nữa để cài đặt tiềm thức cho con. Những bé nhạy âm thường khá lành tính, ba mẹ nhẹ nhàng biết cách thì con sẽ rất dễ nghe lời chứ không ngang lì, bướng bỉnh, vì con vốn dĩ nhạy cảm, tình cảm và rất hiểu chuyện. Nếu vài lần có lỡ vô tình to tiếng với con thì hãy xoa dịu ngay để giúp con bình ổn cảm xúc chứ đừng thờ ơ, xem nhẹ nhé.
Khi tiếp xúc với một em bé ngoan ngoãn, hiểu chuyện, có ý thức, các bạn thường nghĩ gì ?????
“Ôi trộm vía ngoan quá, mong sao con mình sau cũng thế, xin vía” (rồi chỉ mong cầu may thôi).
“Ôi chị may mắn sinh được con ngoan thế, con nhà em chán lắm, cái số em xui xẻo”.
“Trộm vía sinh được con dễ, con mình khó phải bật tivi cho xem mới chịu yên. Thôi kệ, con khoẻ là được”.
Hay là :
“Ôi bé ngoan quá, hẵn là ba mẹ bé đã hiểu con và dạy con thật tốt, chị đã dạy bé như thế nào vậy ạ ?”
…Mẹ Minnie thường nghĩ vậy khi gặp một em bé ngoan, và mình biết chắc chắn có lý do để em bé ngoan như thế, mình muốn tìm tòi, học hỏi những điều đó, mình không tin vào may rủi, hay số phận !!!!
Những đứa trẻ sinh ra như những tờ giấy trắng. Những nhận thức, hành vi trong 6 năm đầu đời (đặc biệt là 3 năm đầu) của con gần như quyết định bức tranh cuộc đời của con sau này. Con khó có thể tự mình hoàn thiện một bức tranh đẹp, nếu ba mẹ cùng đồng hành với con, cẩn trọng từng nét vẽ lên đó, chắc hẵn sẽ có một bức tranh tuyệt vời.
Nhà giáo dục Sukhomlynsky có một câu nói rất nổi tiếng: “Trong vườn hoa tâm hồn của nhân loại, đóa hoa yên bình nhất, đơn giản nhất, đẹp nhất, chính là sự giáo dục của con người.”
Người lớn chúng ta thường có những suy nghĩ rằng :”Bé còn nhỏ biết gì đâu, bé còn nhỏ không hiểu chuyện, bé còn nhỏ hư xíu cũng được, bé còn nhỏ sao làm được việc này việc kia… v…v” rồi tự áp đặt suy nghĩ đấy lên bé con luôn.
Và đấy chính là những suy nghĩ làm giới hạn khả năng của con trẻ !!! Khả năng của con người là vô hạn, chỉ có suy nghĩ bị giới hạn thôi.
Minnie của mình từ 14 15 tháng đã biết tự dọn dẹp đồ chơi, tự đặt lại đồ vật vào vị trí cũ sau khi dùng xong. Hiểu rõ được khẩu lệnh “Không” của mẹ để dừng việc đang làm lại. Luôn nói “Dạ con cám ơn, dạ con xin lỗi, con yêu mẹ…” Biết được đồ vật này của ai, của ai để không đòi, không đụng tới. Mỗi lần mình dắt con đi nhà sách, con không hề đòi mua cái này cái kia hay ăn vạ để được mua. Con rất thích đấy, nhưng nghe ba mẹ nói không mua, con sẽ tự đi cất lại đúng vị trí mà con lấy… 19 tháng con đã tự làm được những việc cá nhân đơn giản như mang – cởi giày, cất giày. Cởi áo, mặc quần, rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi ngủ, tự chơi khi mẹ bận. Phụ mẹ những việc đơn giản như lau chùi bàn ghế, nhặt rau, bóc trứng, lấy đồ… Từ 9 tháng con đã ăn cơm thô tốt và có nếp tự ngồi ăn ngoan cùng cả nhà, con xử lý thức ăn rất tốt, ăn cá có xương có thể tự lè xương ra, ăn dưa hấu không cần mẹ bóc hạt, con sẽ tự nhè hạt ra, ăn gì cứng con đều lấy ra đưa mẹ và nói :”cứng”, chưa bao giờ bỏ những vật lung tung vào miệng. Con không ăn vặt trước giờ cơm. Hôm nọ đi chơi, bà nội cho con quả quýt, con nói với bà :”Ăn cơm xong mới được ăn”…khi ấy con khoảng 17 tháng, bà nội trợn mắt nhìn bé 😊… và nhiều điều nữa.
Mình không khoe con giỏi, mình chỉ muốn nói rằng, mình đã cố gắng rất nhiều để “học làm mẹ”, để hiểu con, và để tin vào con.
Và mình luôn tin rằng, bất chứ em bé nào cũng có khả năng làm được những nhiều như trên và nhiều nhiều điều hơn nữa !!! Chỉ cần ba mẹ dành thời gian bên con, hướng dẫn cho con.
📍 “Minnie chưa từng khóc lóc, ăn vạ, đòi cái này cái kia ư ???” – Có chứ, rất nhiều nữa.
📍“Minnie chưa từng vứt đồ lung tung ư?” – Có chứ
📍”Minnie chưa từng có những thành động đánh ba mẹ, quấy khóc, la hét ư ?” – Có chứ
📍”Mẹ Minnie không lo sợ con ăn thô bị mắc cổ ư” – Có chứ (trước đây thôi, trước khi mình tìm hiểu khoa học và rèn luyện kỹ năng cho con – mình đã chia sẽ rất kỹ trong những bài viết chia sẻ về Ăn Dặm nha)
📍”Minnie sinh ra đã ngoan ngoãn, hiểu chuyện” – Không có gì là tự nhiên cả, nếu không hướng dẫn, không dạy thì làm sao con biết được mà làm.
Trẻ con mới sinh ra sống theo bản năng và nhu cầu. Trẻ con thường sẽ sống ở phần Con nhiều hơn, hành động theo bản năng và chưa biết Đúng – Sai và cách thể hiện sao cho Đúng.
Nếu mẹ để con phát triển theo bản năng. Thì quá trình con tự phát triển thành “Con Người” sẽ dài hơn, khi đấy sẽ đúng cho câu : “Bé còn nhỏ biết gì đâu”. Nếu mẹ nghĩ rằng con không biết gì hết, thì con sẽ không biết thật, vì con có cơ hội để được biết đâu. Với suy nghĩ “Vì con còn nhỏ không hiểu”, mẹ vô tình bao biện cho những hành vi không đúng của con, khiến con nghĩ như vậy là đúng, về sau quen rồi sẽ lại càng khó dạy hơn. Nét vẽ sai muốn xoá đi vẽ lại không dễ.
Thay vì thế, hãy dạy con những kỹ năng sống, giúp con hoàn thiện phần Người ngay từ khi bắt đầu. Mình dạy con thật ra đơn giản lắm. Mình không coi Minnie là em bé, mình coi con là Bạn. Là bạn thì cần tôn trọng, thành thật, thấu hiểu, khuyên con Đúng và Đủ. Mình không nói lệch lạc hay nói lòng vòng qua loa để dỗ dành con, mà thường nói thật, nói đủ, nói đúng và lặp lại cho con hiểu về vấn đề con gặp phải. Bộ não của con tiếp thu rất nhạy bén và con có thể hiểu rõ được lời ba mẹ nói hơn chúng ta nghĩ rất nhiều !
Ví dụ : Khi Minnie thấy ông bà ăn bánh, con đòi (trong khi bé cũng có). Ông bà thương sẽ cho bé, bé ăn được chiếc bánh của ông, sau đó lại đòi chiếc bánh của bà, nếu bà không cho thì con sẽ khóc lóc ăn vạ đến khi được cho bánh thì thôi. Nếu luôn đáp ứng nhu cầu của bé như thế với suy nghĩ : ”cháu nó còn bé biết gì đâu” thì sẽ tạo cho con thói quen xấu và sự ích kỉ, tranh giành. Nhưng mình sẽ không dỗ dành con theo kiểu nói dối rằng :”Chiếc bánh đó không ngon đâu, hay chiếc bánh này dơ quá, bánh của con mới ngon, con ăn bánh ngon này nè” mà mình sẽ nói thẳng luôn :”Minnie ơi đó là bánh của ông, bánh của bà mà ? Con cũng có bánh của con, con không được đòi như thế”, em bé khi ấy theo bản năng không có được thứ mình muốn sẽ khóc ré lên ăn vạ. Mình để cho con khóc, ông bà thấy cháu khóc thì xót lắm muốn lại dỗ nhưng mình ngăn lại, dứt khoát là “Không”. Phải nhất quán, nếu như lại dỗ con, con sẽ hiểu rằng “à cứ khóc lâu sẽ có được thứ mình muốn”… mình để một lát mới lại bồng con lên ôm để xoa dịu con, và đánh lơ sang chuyện khác như là mẹ dắt con đi xem bạn Mèo nhé, để con nín khóc và bình tĩnh lại. Sau khi con bình tĩnh, mình lại bế con lên, đưa con chiếc bánh của con và nói : “Đây là bánh của con, của con, của con. Mẹ cũng có bánh của mẹ. Bà có bánh của bà, Ông có bánh của Ông, ai ăn phần nấy”, mình tiếp, chỉ con một hướng giải quyết khác :”Minnie nếu con muốn chiếc bánh của bà, con cho bà chiếc bánh của con đi, rồi xin bà chiếc của bà, bà cho thì con nhận, không cho thì thôi nhé” (dạy con sự chia sẻ luôn, con sẽ chưa hiểu rõ được lời nói nên cần làm mẫu cho con vài lần rồi hỏi lại con)… cứ lặp đi lặp lại vài lần bé hiểu được cái gì của người khác thì không được lấy, không nên đòi hỏi. Và mình cứ chia sẻ trước nếu muốn được nhận sự chia sẻ.
Tương tự khi đưa con đi nhà sách chơi, khi con đòi mình mua thứ gì đó. Mình nghe mọi người thường nói :”Ba mẹ không có tiền mua” và em bé khóc lóc, ăn vạ. Cuối cùng ba mẹ chiều con lại phải mua, hoặc lơ đi món đồ khác, con sẽ quên đi lúc đó, nhưng những lần sau vẫn đòi, có nhiều bé lớn hơn sẽ thắc mắc :”ba mẹ không có tiền sao mua được thức ăn, vậy con sẽ nhịn ăn để có tiền mua đồ chơi”… Khi Minnie đòi, ba Minnie sẽ nói :”Không, cái này ba không mua, cái này là của mấy cô chú nhà sách. Không phải của con, con chơi xong để lại chỗ cũ nhé”, nếu bé réo khóc đòi ba mua, ba sẽ vẫn nghiêm mặt nói “Không”, con khóc một lúc ba bé sẽ bồng lên ôm để xoa dịu con, lơ qua những món khác chọc bé vui bình tĩnh lại, sau khi con bình tĩnh thì nhắc lại vấn đề cho con :”Những món đồ này của các cô chú, không phải của Minnie, con chơi xong cùng ba để bạn lại chỗ cũ nhé”, con sẽ hiểu được không phải thứ gì con muốn thì cũng sẽ phải có bằng được. Khi nào ba mẹ muốn thì ba mẹ sẽ cho, nếu con dễ dàng có được những thứ mình muốn, luôn được đáp ứng nhu cầu thì con sẽ luôn đòi hỏi và xem nhẹ, không thấy trân trọng những gì ba mẹ cho.
Bạn thân chơi lâu với nhau thường có những thói quen giống nhau, nhỉ?. Con trẻ cũng thế đấy, muốn con làm gì thì cứ làm cho con thấy thường xuyên, từ những việc đơn giản như : mời nhau ăn cơm, chúc nhau ngủ ngon, nói những lời yêu thương, chia sẻ, lời cảm ơn, lời xin lỗi, sự quan tâm… cho đến những việc như : dọn dẹp nhà, đặt đồ vật về vị trí (hỗ trợ con), vứt rác, giúp đỡ mọi người… tiềm thức của con ghi nhận sao chép lại hết và vẽ lại hết. Chỉ cần cùng con làm, tin vào con, một ngày đẹp trời ba mẹ thử giả vờ quên làm gì đấy đi, con sẽ nhắc nhở cho xem.
Lúc bầu Minnie, mình thường đọc những mốc phát triển trí não chuẩn của trẻ em. Sau khi chăm dạy con, mình mới thấy khả năng của con là vô hạn. Mình không dựa vào mốc chuẩn nữa, mà dựa vào việc hiểu tâm lý con, tôn trọng khả năng của con để theo hướng con muốn, và tiếp cận giáo dục sớm cho con. Khi mình dạy con sớm, ai cũng bảo :”bé nhỏ thế biết gì mà dạy”, mình mặc kệ, mình chỉ tin vào con thôi. Và kết quả nhận được quả ngọt, Minnie phát triển toàn diện thường vượt chuẩn trước 2 mốc so với chuẩn. Ví dụ về việc Hiểu – Nói – Giao Tiếp, từ 17 18 tháng (mốc phát triển 12-18 tháng) con đã phát triển ở ngang mốc 30-36 tháng (hát nguyên bài, đọc thơ nguyên bài dài, nói câu dài phức tạp, biết dùng từ nối câu, dùng câu hỏi để thu thập thông tin, dùng từ sở hữu (của con, của ba, của mẹ), miêu tả cảm xúc (nóng, to, dài, đẹp…) hay chỉ vị trí (bên trên, dưới, trái, phải, xa, gần), màu sắc, hình khối, bảng chữ, số, đánh vần…..)
Tin mình đi, cứ dạy, chỉ cần ba mẹ dạy, con sẽ tiếp thu. Tiếp cận càng sớm càng tốt. Dạy mọi thứ, mọi thứ xung quanh mình, chẳng cần đâu xa. Dạy con từ quả cam, quả táo, chiếc ly nhỏ, bạn mèo con trong nhà… Đi ra ngoài cùng con thấy gì mình cũng dạy, từ số bấm thang máy, màu trên tường, đến những cành hoa bên đường, ngôi nhà, xe cộ… Không cần những món đồ chơi đắt giá, không cần chạy theo thị trường. Chỉ cần những bảng chữ, bảng hình, những cuốn sách và tương tác đúng cách, nhấn mạnh đúng cách, con sẽ tiếp được thu hết (việc này mình đã chia sẻ rất kỹ trong bài Tập Nói Sớm rồi). Mình không sử dụng bất cứ App giáo dục sớm nào cả, ba mẹ là cái App tốt nhất cho con nếu chịu khó tìm hiểu và đặt bản thân vào tâm lý của con.
Nghề nào cũng vậy, luôn luôn cần học hỏi và trau dồi, học học nữa học mãi. Mình thường học “làm mẹ” ở đâu : mình không mua sách đọc, mình thường hay google đọc mấy bài nghiên cứu khoa học và giáo dục sớm của nước ngoài, nhưng nhiều nhất là học từ những kinh nghiệm thực tế hay ở xung quanh mình, học từ ông bà mình, ba mẹ mình, anh chị em, các mẹ bỉm. Và quan trọng nhất mình cảm nhận tâm lý của con, để tìm được hướng dạy con phù hợp nhất với cả hai mẹ con. Cùng chơi mà con vui, mẹ cũng vui, vậy mới là bạn thân ha.
Mình luôn tin rằng: “Mọi đứa trẻ được sinh ra đều là thiên tài”, chỉ cần ba mẹ coi con là bạn, đừng coi con là em bé nhaaa.
Mình nhớ mãi, cái ngày mình hạnh phúc, tan chảy vô cùng khi nghe Minnie nói : “Con yêu mẹ nhất trên đời”, lúc ấy cô bé khoảng 17 tháng tuổi, bắt đầu giao tiếp câu dài và có tư duy. Lần đầu con biết nói :”con cảm ơn mẹ, con xin lỗi mẹ, con yêu mẹ”.
Minnie không phải tự nhiên mà nói “Yêu Mẹ”… trước đó là cả một khoảng thời gian dài để giúp con nhận thức được yêu thương và nói ra lời yêu thương.
Mình thấy, ba mẹ nào cũng yêu con, thương con hết mực, nhưng ngày xưa người ta thường “ngại” nói ra, ít khi bày tỏ yêu thương với con. Nhưng “yêu mà giữ trong lòng” thì ai mà hiểu, ai biết được.
Dẫn đến, khi con cái lớn lên, cũng yêu thương ba mẹ nhưng không biết cách để bày tỏ, không biết cách để bộc lộ đúng cảm xúc của bản thân. Ba mẹ và con vì thế mà trở nên xa cách.
Mình có đứa bạn, mẹ nó bị bệnh, nó khóc và lo lắng cho mẹ giữ lắm, nhưng bảo nó gọi hỏi thăm, động viên mẹ thì nó không, lý do : nó không quen nói chuyện với mẹ, khi gọi điện thì “ngại”, mở miệng không ra, dù cảm xúc dành cho mẹ lớn lắm, nhưng không nói ra được, QUEN vậy rồi. Ai không hiểu có thể trách nó kỳ cục, đó là Mẹ cơ mà??? Nhưng không, mình hiểu, đó là hệ luỵ của cả một khoảng thời gian dài tạo nên thói quen xa cách đó.
Chúng ta thường có những cái “ngại” không nên có lắm. Ví như có những người từng quen thân rất thân nhưng lâu năm không gặp, bỗng nhiên vô tình gặp nhau, “Ngại” không biết nói gì, thế là “Lơ” nhau luôn. Khi đấy hẵn cả 2 đều suy nghĩ hiểu lầm nhau, kiểu: “à nó cũng lơ mình mà, hoá ra nó cũng có coi trọng mình đâu”… vậy là mất đi một mối quan hệ từng rất thân chỉ vì cái “ngại”. Thật ra chỉ cần một bên tự nhiên mở lời chào, chí ít sẽ nhận được những nụ cười vui với nhau, thế cũng đủ mà!!!
Quay lại vấn đề, mình có một đứa bạn khác, nó cãi nhau với ba nó, sau đấy nó biết nó sai rồi, nhưng nhất quyết nó không nói xin lỗi. Nó bảo : Quen rồi!… vậy đấy, thói quen nó tạo khoảng cách giữ lắm. Hẵn là ba nó sẽ rất buồn và nghĩ con mình là đứa vô tâm, không hiểu chuyện… nhưng thật ra không phải, mọi chuyện đều có lý do của nó và mọi hệ luỵ đều được hình thành từ những thói quen dài từ khi còn bé đến tận bây giờ.
Được mấy ai lớn lên có thể thoải mái ôm mẹ, nói “yêu mẹ” khi thương mẹ, nói “nhớ mẹ” khi nhớ mẹ, nói “xin lỗi” khi làm sai, “cảm ơn” khi biết ơn. Những câu nói tưởng chừng rất đơn giản nhưng rất khó để mở lời. Rồi cứ quen giấu trong lòng mãi như vậy, cho đến khi không còn ba mẹ nữa, muốn được bày tỏ cũng không còn cơ hội nữa rồi.
Ba mẹ thường dạy con học môn này học môn kia, kỹ năng này kỹ năng khác, nhưng quên mất điều quan trọng nhất là giúp con cảm nhận tình cảm, hiểu được cảm xúc và dạy con cách để thể hiện yêu thương. Con sống biết yêu thương ba mẹ sẽ biết yêu thương mọi người, con hiểu bản thân và biết cách thể hiện cảm xúc sẽ giúp con được sống thật hơn với chính mình, giúp con tự tin hơn, thoải mái hơn, chủ động hơn và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
Hằng ngày, mình thể hiện tình cảm và nói yêu con rất nhiều, mỗi khi có thể thì đều nói cho con hiểu như vậy là yêu, là thương đó con. Trong đó có 4 thời điểm được lặp đi lặp lại mỗi ngày thành quen :
Mỗi sáng thức dậy, mình và chồng sẽ chào con rồi nói lời yêu thương : “Chào Minnie buổi sáng, chào ngày mới con gái, con là em bé hạnh phúc, ba/ mẹ yêu con rất nhiều”
Sáng trước khi đi làm và sau khi làm về, chồng mình thường sẽ hôn chào hai mẹ con, mỗi lần như vậy mình lại nói : “ba yêu mẹ, ba yêu Minnie, mẹ cũng yêu ba rất nhiều, Minnie có yêu ba không?”.
Tối trước khi đi ngủ, mình sẽ nằm thủ thỉ và lại nói lời yêu con :”mẹ yêu con nhất trên đời, mẹ yêu con nhiều lắm Minnie biết mà đúng không? mẹ thương Minnie nhất, mẹ yêu Minnie nhất”…
Và một tối đẹp trời lúc 17 tháng, bé con đã đáp trả lại mẹ : “con yêu mẹ nhất trên đời”… mình đã phải xác nhận đi xác nhận lại, hỏi con : “Con” là ai? Ai yêu mẹ nhất?. Bé con đáp trả : ”Minnie yêu mẹ nhất”, tan chảy tim tôi.
Đấy cũng là lý do tại sao mình dạy con rất nghiêm, Minnie cực kì sợ mẹ, rất sợ mẹ, nhưng vẫn thích đòi mẹ và yêu mẹ vô cùng. Vì trong tiềm thức của con con cảm nhận được yêu thương, con hiểu được mẹ yêu con rất nhiều dù có chuyện gì đi nữa. Chính vì hiểu như thế, con cũng hiểu được những lần mẹ nghiêm với con thì đó là giới hạn, và đó là điều không nên, con dễ dàng đón nhận, hiểu chuyện hơn thay vì những cảm giác tổn thương, những cảm xúc lầm tưởng không đáng có
Ngày trước, mỗi lần mình gọi điện về nhà, bà ngoại Minnie cứ nhắc là nhớ nói chuyện với Minnie thật nhiều. Vì ở xa nội ngoại, ba Minnie thì đi làm, ở nhà chỉ có 2 mẹ con, bà ngoại sợ ít được tiếp xúc sau này Minnie chậm nói.
Nghe ngoại nhắc miết mình cũng lo, vậy là cũng lo xa đi tìm hiểu vài phương pháp giúp con biết nói sớm. Kích thích thị giác và trí não mình thực hiện cho con từ sơ sinh.
Lúc Minnie gần 4 tháng tuổi (lúc con đã nhận biết người lạ và khóc) thì mình bắt đầu tập nói với con luôn.
5 tháng thì Minnie gọi Ba, Cha, Papa rõ ràng (chắc vì dễ phát âm nhất).
6 tháng gọi Mẹ, Mama, Lala (tên dì bé), Măm, Ạ…
10 tháng Minnie nói được nhiều từ rõ hơn như Bà, Ơi, Anh (tên bé), Âyda (nghe mẹ hay nói nên bắt chước), Nhà, Ngon, Vui, Dạ, Cá…Tới giờ ăn hoặc đói thì biết nhắc Mẹ, Ăn, Nhanh Nhanh… Ngủ dậy là kêu Đi Đi (ý là thích ra phòng chơi)…
14 tháng, Minnie đã có thể nhớ – gọi tên – phân biệt được hơn 100 con vật, đồ vật… lập lại ngay luôn những từ đơn và từ đôi đơn giản mà ba mẹ nói ra, từ nào khó nói quá thì nói tầm bậy xì lô xì la hà pu hà pi. Nghe mình hắc xì, em bé cũng nói Ắck Xì.
Mình thấy ưu điểm của việc biết nói sớm đó là :
Mình có thể hiểu được bé muốn gì để đáp ứng, và thật sự thì tụi nhỏ này nó biết hết, hiểu hết từ sớm luôn, chẳng qua không nói được điều nó muốn nên mới cáu khóc.
Biết nói, bé biết cách biểu đạt hơn. Ví dụ như mỗi bữa ăn, Minnie sẽ nói “Canh canh, cá cá, gà gà, xịt xịt…”, tự nói luôn cái con muốn để mình cho ăn. Hoặc khi ị, Minnie sẽ kêu “ị ị” chứ không khóc như lúc trước, em bé còn tự chạy đi lấy cái bỉm (nếu ở gần) đưa cho ba nó rồi kêu “ị ị”.
Mình rút ra một số kinh nghiệm Tập Nói Sớm cho bé như sau :
Cần chuẩn bị :
Hình Caro Đen Trắng (sử dụng lúc bé mới sinh đến 2 tháng tuổi)
Thẻ Chữ, Số màu đỏ nổi bậc, Thẻ Hình Ảnh về con vật, hoa, cây quả…., truyện ehon cho bé (sử dụng từ 3 tháng), sách vải, sách âm thanh, sách tương tác.
Máy ghi âm phát lại, hoặc đồ chơi Nhái Giọng Nói (mình mua con Xương Rồng nhái giọng), sử dụng lúc con trên 6 tháng (9 tháng mình mới phát hiện ra và mua hehe)
Đồ chơi giáo dục, tương tác như bảng vẽ từ, bút vẽ hữu cơ an toàn, đồ chơi phát nhạc, ghép hình …v..v
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho con.
Thực Hành :
Lúc Minnie 0 – 2 tháng tuổi. Mỗi ngày (trong khung giờ cố định), mình cho con nhìn Hình Caro Đen Trắng trong 3 phút (để hình cách tầm mắt con khoảng 20cm). Mình từng đọc là phương pháp này kích thích trí não và giúp bé tăng tính tập trung cao độ về sau này.
Lúc bé tầm 3 tháng thì mình bắt đầu cho bé tiếp xúc thẻ hình màu, đọc truyện ehon cho bé nghe, bé rất thích luôn, dù nhìn thì kiểu ko biết gì hết, nhưng mà rất thích khi được làm quen ngôn ngữ. Nhất là thấy thích thú với những hình trong truyện. (Mẹ nên đọc giờ cố định và thường xuyên để tạo thói quen cho con)
Mọi người thường nói muốn bé nói sớm thì cứ nói chuyện với con thiệt nhiều. Đúng, phải nói chuyện với con nhiều, mà phải nói như thế nào nữa ?!
Từ 4 tháng, mình thường xuyên nói chuyện mọi lúc mọi nơi và nhấn mạnh vào từ muốn tập cho con bằng cách lập lại từ đó 3 lần. Ví dụ : “Minnie ơi, con gọi BA BA BA dậy đi làm đi”, “Ba Ba Ba đọc truyện cho Minnie nghe hi”. Trước lúc cho bú mình cầm bình sữa lên nói là “Bình Bình Bình, trong bình có Sữa Sữa Sữa mà con bú nè”. Khi tắm cho M, mình cũng nói “con coi nè, đây là Nước Nước Nước”… Làm gì cũng giới thiệu cho bé.
À mình thấy lúc đầu ko nên nói dài mà nên ngắn gọn, dứt điểm chữ thì bé dễ nhận biết hơn. Ví dụ như: “Đi NGỦ thôi” thay vì “Đã tới giờ đi ngủ rồi, mình đi ngủ nghe con”… Mình cứ lập lại đơn giản mỗi ngày như vậy thôi. Luôn nói chuyện, tạo thói quen tương tác qua về cho bé. Nói theo ngữ điệu của bé (bé xì lô xì la mình cũng xì lô xì la theo). Khi bé đã nói được nhiều từ đơn, từ đôi rồi thì mình lại “chuyển đoạn” nói thành câu dài hoàn chỉnh để tập câu cho bé, tránh trường hợp bé quen nói trổng.
– Tầm khoảng 7 tháng, mình bắt đầu dạy con bằng Thẻ Chữ và Thẻ Hình. Mình chỉ vào chữ trong hình rồi lập lại nhiều lần, ví dụ như Bà Bà Bà, Nhà Nhà Nhà, Em Em Em, Anh Anh Anh (rồi diễn giải thêm về từ đó như Bà là Bà Nội, Bà Ngoại á con nè..)… Chỉ vào hình ảnh gọi tên mấy con vật, củ quả rồi giới thiệu cho con nghe (kiểu cho con làm quen, nhưng mà khi con hứng thú thì mới nói, còn thấy bé lơ là thì cất luôn). Ví dụ giới thiệu đây là con CHÓ CHÓ CHÓ, thì nói thêm con chó kêu GÂU GÂU. Rồi hỏi lại bé : “Đây là con gì ???” “Aaa là con chó”, ”Con Chó kêu sao ?”, rồi tự trả lời luôn :”con chó kêu gâu gâu”, Haha như kiểu mình tự sướng vậy :))) Đừng nghĩ bé không biết gì. Bé nhận diện hết mọi thứ á, kích thích sự nhanh nhạy, phát triển trí tưởng tượng nữa. Lúc qua 1 tuổi thôi, Minnie đã phân biệt được tên từng bạn đồ chơi của bé.
– Ngang tầm 9 tháng, mỗi khi làm đồ ăn cho Minnie mình thường gọi cho mẹ mình nói chuyện chơi, bà ngoại Minnie hay hối mình “Làm Nhanh, Nhanh Nhanh cho em ăn”, rồi Minnie cũng nói theo bà ngoại là “Nhanh Nhanh”. Lần nọ mình đang xem video, em bé trong video nói “Đi Thôi”, tự nhiên Minnie nghe vào nói theo “Đi Đi”, thế là mình bật thêm thử mấy video em bé nói “Măm Măm” thì Minnie cũng lập lại i vậy. Mình nhận ra tầm đoạn này tụi nhỏ thích bắt chước, nhưng giọng trực tiếp từ mình có lẽ thân quen nên bé ko nói theo, mà nghe tiếng từ video bé lại nói theo. Thế là mua con Xương Rồng Nhái Giọng. Rồi cứ nói Nhấn Từ 3 lần như hồi 4 tháng cho con XR nhái lại, Minnie lúc đầu lạ, sợ, nhưng sau đó nói theo và thích nói nhiều lắm. Mẹ siêng đặt câu hỏi cho bé trả lời nữa nhé, để kích thích bé bật âm, như là “Con ăn ngon không ?”,”Con thích ăn cá hay ăn canh?”…v..v Lúc ngồi ăn cơm thì mình cũng giới thiệu cho con. Đây là Canh Canh Canh nè, Gà nè, Cá nè, Rau nè….mình nấu ăn hay làm việc nhà đều để Minnie trên xe đẩy cho theo mẹ, làm gì cũng giới thiệu với con, trong nhà có đồ vật gì thì cũng đem giới thiệu cho bé luôn, cứ luyên thuyên vậy từ từ bé nói theo luôn.
Mỗi khi con khóc hay bực tức vì vấn đề gì đấy, mình cũng thay con nói ra cảm xúc, để con hiểu được cảm xúc đó có tên gọi như thế, khuyến khích con bày tỏ cảm xúc về sau thay vì khóc (con không bày tỏ không nói ra được nên mới khóc). Việc để con hiểu được bản thân và cảm xúc mình thấy khá quan trọng, vì sau này khi con hiểu được thì thay vì gào thét khóc, con sẽ bình tĩnh hơn, con nói ra được điều mình muốn thì tâm cũng yên hơn, ít khi nhè chướng mà sẽ đối thoại rõ ràng với mình, mình cũng hiểu được con hơn. Giúp con nói ra được cảm xúc thật ra là cả một quá trình và mẹ phải hiểu con trước đã, ko phải khi nào con gào khóc là mẹ chạy lại ngay, mẹ quan sát trước, xem thử lúc đó tại sao con khóc, trước hết cho con xoã cảm xúc trước rồi mới ôm con xoa dịu và giúp con hiểu đúng cảm xúc. Vì khi con khóc nếu mẹ mất bình tĩnh thì chính mẹ cũng sẽ ko nhìn ra đúng được tại sao con lại khóc. Từ 10 tháng, mình nhớ lúc đó Minnie nói được từ “Sợ” thay vì khóc. Hồi đó mua bỉm hay gì được tặng con chó đồ chơi vặn nút là chạy và có nhạc. Vừa vặn lên là con chó chạy và Minnie khóc, lúc đó ba Minnie chơi với con, mình nấu ăn nghe tiếng con khóc, ba bé thì luôn miệng nói :”con chó thôi mà có gì mà sợ, có gì mà sợ”, mình bế con lên luôn vì biết khi đó con cần sự an toàn và con đang rất sợ, sao lại nói “có gì mà sợ” trong khi con đang rất sợ (cần giúp con hiểu đúng cảm xúc). Ba Minnie nói thôi cất con chó đi vì con sợ (ý trốn tránh). Nhưng mình muốn con hiểu được cảm giác đó là sợ, và bạn chó đó ko có sao hết, ko có làm gì con hết, thay vì trốn tránh cất con chó đi. Thì mai lại, mình đặt con chó ở cách Minnie rất xa (đủ để con thấy an toàn), rồi mình bế con lại gần thì Minnie khóc, mình nói Minnie con sợ bạn chó à ? Cảm giác đó là sợ đó con, có mẹ đây, mẹ ôm con đây, lần sau nếu con cảm thấy sợ, thì con nói sợ nhé, sợ sợ sợ *mình diễn tả cho con thấy*, chứ con khóc oe oe oe *diễn tả* mẹ ko hiểu, con nói sợ sợ sợ nghe… buổi tối trước khi đi ngủ mình thường sẽ ôm con thủ thỉ và nói chuyện lại với con. Hỏi về những việc xảy ra trong ngày, “hôm nay Minnie gặp bạn chó rồi sao nhỉ?” “Ahhh Minnie khóc oe oe à”, “Rồi sao nữa nhỉ”… kiểu vậy, đến giờ vẫn thế, Minnie biết nói rồi thì trả lời mẹ còn lúc đó chưa biết thì mình tự hỏi tự trả lời…. Về phần con chó, vẫn đặt con chó ở đó, mỗi ngày mình nói chồng mình hoặc mình đến chơi vuốt nói chuyện với con chó để con thấy, dần dần con không sợ nữa.
Lúc này Minnie vẫn chưa nói ra từ “sợ” đâu. Sau đó một thời gian, trời sấm chớp rầm rầm, Minnie đang ngồi chơi trên giường nghe rầm thế là bò nhanh sang mẹ, con nói :”Sợ”… mình kiểu vừa vui vừa bất ngờ… cách một khoảng thời gian nhưng con vẫn nhớ, và hiểu được đó là cảm giác Sợ.
Nói chung là, các con có thể hiểu được hết. Kể cả mình nhớ mình từng đọc bài nào đó nói tiềm thức của con dưới 2 tuổi không hiểu được nghĩa phủ định, từ “Không” nên hãy luôn lệnh khẳng định. Nhưng mà mình vẫn dạy để con hiểu được phủ định, Minnie hiểu được – hành động – và nói được từ Không, những câu có nghĩ phủ định với từ Không đúng chuẩn (khoảng 17 tháng).
Từ 13m mình bắt đầu cho Minnie tiếp xúc màu sắc và hình khối, số học, dạy cho bé màu mọi lúc mọi nơi, thấy vật gì hình gì mình đều đọc tên màu và hình khối để giúp bé phát triển trí thông minh thị giác – không gian.
Tối trước khi đi ngủ thì mình đọc thơ và hát cho bé nghe để tạo một thói quen ngôn ngữ. Khi bé nói được từ đơn thì mình nói từng từ một của những câu trong bài thơ cho bé lặp lại, đọc theo mình, rồi đến từ đôi, rồi đến từng câu thơ. Cứ kiên nhẫn tương tác với con mỗi ngày, con tiếp nhận và hiểu hết. 16 tháng Minnie đã phân biệt đọc tên chính xác được số 1-10, hình khối (tim, hình vuông, hình tam giác, hình lục giác, hình thang, hình tròn, hình thoi, hình ngôi sao), đếm vèo vèo từ 1 đến 10, gọi tên chuẩn tất cả màu sắc, 17 tháng nói được câu dài có tư duy. 18 tháng đọc được hoàn chỉnh bài thơ dài 8 câu 24 từ và hát được nhiều bài hát… 20 tháng bé đã giao tiếp thường ngày được rất tốt, nói câu đều chuẩn và có tư duy như người lớn vậy, kiểu tự nhận thức và tư duy, ví dụ như :
– Bé đang với cái cây hoa, nhón chân với với, mình đi đến, bé nói :”Cây cao quá, mẹ lấy cho con, dạ, cám ơn mẹ” hoặc Bé ăn cơm thường cầm chén lên húp canh, hôm đó ăn bằng bát lớn, bé cầm lên nói “Nặng quá, mẹ cầm giúp con”, thức ăn nóng bé kêu :”nóng quá, mẹ Mim thổi”, mình nấu Nui Thịt, bé nói :”Thịt cứng, con không ăn, ăn nui thôi”, khi ăn no bé đưa chén cho mẹ, nói :”mẹ dọn, dạ con cám ơn mẹ”, đang ngồi chơi Minnie sờ chân mình rồi nói :”chân mẹ Mim lạnh quá”, mình đi ra phòng là hỏi :”mẹ Mim đi mô rứa ?”, “mẹ Mim làm chi rứa ?”…..
Những từ cảm nhận như “cao quá, nặng quá, thổi, cứng, nóng, lạnh…. Hay những câu hỏi của bé, mình không dạy, là nàng tự tư duy, nên mới thấy các bé thật sự hiểu hết, và nhận thức hết những gì ba mẹ nói và làm thường ngày, Minnie nói nhiều nên mình mới biết con hiểu hết mọi thứ.
Từ khoảng 18 tháng, khi con đã nói được câu tiếng việt dài, từ ngữ rõ ràng, có tư duy. Thì mình bắt đầu tìm hiểu để tiếp cận tiếng anh với con. Ban đầu mình định cho con học qua các app trên Ipad, nhưng suy đi nghĩ lại ở độ tuổi của con mình thiết nghĩ vẫn chưa nên tiếp cận công nghệ gây nghiện làm gì. Mình chỉ cho con xem Tivi (15 phút, trong một khung giờ cố định trong ngày, khoảng cách ngồi phù hợp) và tìm mua những món đồ chơi tương tác tiếng anh cho con. Con chơi mà học, ở tầm này các bé hấp thu ngôn ngữ mới nhanh thật sự luôn, Minnie đếm số, đọc bảng chữ cái, từ vựng, hiểu tương tác câu hỏi trả lời rất tốt… đúng chuẩn giai đoạn vàng!!!
Khi sinh ra, bộ não con trắng trơn hoàn toàn. Từ 0 đến 3 tuổi não con sẽ lấp đầy 80%. Vì thế, hãy luôn cẩn trọng những gì con nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy trong giai đoạn vàng này nhé.
Chúng ta dành cả cuộc đời cho công việc, bạn bè, kiếm tiền,… nhưng giai đoạn vàng để kích thích, khai mở giác quan và các chỉ số thông minh AQ, IQ, EQ, SQ,…cho con thì chỉ có 1. Hãy tận dụng khoảng thời gian quý báu này bên con. Cũng nhờ Minnie nói được nhiều và có tư duy tốt, con bộc lộ được cảm xúc qua lời nói nên con vượt bão rất tốt, không thấy “khủng hoảng tuổi lên 2” của con.
Lưu ý:
Lúc tập cho bé nói, mình cho bé Nghe Nhạc Trẻ Em Tiếng Việt mỗi ngày (là: Tiếng Việt. Mình không bật nhạc Tiếng Anh cho bé, vì sợ sẽ làm con bị rối loạn ngôn ngữ). Khi con đã nói được tiếng việt tốt, mình mới bắt đầu bật nhạc Tiếng Anh, và thấy hiệu quả.
Cho con xem TV lưu ý cần đúng cách và có sự tương tác cùng con (vì nếu để mặt con xem quá nhiều, sai cách, bé thụ động, thiếu sự tương tác qua về cũng dẫn đến lười nói). Quan điểm của mình không sử dụng Đt và Ipad ở độ tuổi này. Rất nhiều trường hợp chậm nói, tự kỉ, tăng động, đau mắt sớm, gây hại với con vô cùng vì sử dụng điện thoại, ipad, tv quá mức.
Bên cạnh đó cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và giấc ngủ sâu để con có thể phát triển trí não tốt nhất. (Bổ sung D3 mỗi ngày, có lịch sinh hoạt ổn định, tập nếp ăn – bú – ngủ khoa học, hình thành thói quen tốt ngay từ đầu, ăn đúng cách, tăng thô đúng thời điểm và luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất : tinh bột, đạm, chất béo và vitamin trong bữa ăn của bé).
Mình luôn có niềm tin rằng :”Tất cả em bé được sinh ra đều là thiên tài” và mình luôn mong muốn rằng ở độ tuổi dưới 3 tuổi các con được chơi, được học và được tương tác sự vật sự việc cùng người thân nhiều nhất, thay vì tiếp cận công nghệ điện tử gây nghiện sớm.
Chúc mừng bạn, bạn là người vô cùng đặc biệt. Chỉ số đường đời là số 33/6 biểu trưng cho sự quyền năng, dùng ngôn từ để chữa lành cho người khác với tình yêu thương vô bờ bến.
Bạn là một người tài hoa và sáng tạo. Bạn thích sự vui vẻ, hóm hỉnh và hoạt bát.
Bạn thông minh, lanh lợi, nhanh nhẹn và năng lượng cao đỉnh cao.
Bạn có tố chất giao tiếp bẩm sinh. Lời nói của bạn có sức ảnh hưởng đến người khác. Bạn rất hoạt ngôn và có thể sử dụng ngôn từ để truyền động lực, truyền cảm hứng cho người khác. Nếu được môi trường hỗ trợ kích hoạt, bạn có thể trở thành người bán hàng tài ba.
Bạn có nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo và khác biệt.
Bạn thích được thể hiện tài năng của bản thân trước người khác.
Bạn khát khao được người khác ghi nhận và động viên, khích lệ.
Bạn có khả năng lan toả năng lượng tích cực đến người khác. Nếu bạn càng lan tỏa những giá trị tích cực, bạn càng khẳng định được giá trị của bản thân và càng dễ dàng thành công hơn.
Bạn rất giỏi trong việc quan sát và nắm bắt tâm lý của người khác. Môi trường phù hợp với bạn là những tập thể, đội nhóm, những nơi có nhiều người. Bạn cũng có khả năng hoạt náo, khuấy động phong trào ở những nơi đông người bởi khả năng gây sự chú ý và sự hài hước, dí dỏm một cách rất tự nhiên của mình.
Bạn luôn sống nhiệt tình, năng lượng và có sức lôi cuốn người khác.
Bạn là người có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh.
Bạn là người có tình yêu thương bao la, yêu thương vô điều kiện.
Bạn nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha.
Bạn thích quan tâm, chăm sóc chu đáo đến người khác.
Bạn là người chung thuỷ và luôn sống hết lòng vì gia đình. Bạn thích sự ngọt ngào, nhẹ nhàng, tình cảm . Bạn có thể là một người cha người mẹ tuyệt vời.
Tính tình của bạn ôn hoà, thân thiện. Bạn có một trái tim ấm áp và luôn tràn ngập tình yêu thương. Nếu gặp những vấn đề trong cuộc sống, bạn thích chọn cách giải quyết trong hòa bình.
Nếu bạn là một người bán hàng, bạn sẽ là người phù hợp với công việc chăm sóc khách hàng.
Trong giao tiếp, bạn giỏi nắm bắt tâm lý người khác và thấu hiểu họ một cách sâu sắc.
Trong công việc, bạn thường là người mạnh mẽ, quyết đoán.
Bạn luôn giúp đỡ người khác, sống cho đi bằng tình yêu thương, sự chân thành.
Bạn càng dành tình yêu thương để đối đãi với mọi người nhiều bao nhiêu, bạn càng dễ dàng thành công bấy nhiêu. Bạn càng phát tâm ra và cho đi vô điều kiện thì thành công của bạn càng lớn.
*ĐI QUÁTRƯỜNG NĂNG LƯỢNG
Nếu đi quá trường năng lượng, bạn có thể là người không mạnh mẽ, dễ bị chi phối cảm xúc, quá nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Nhiều khi bạn quan tâm người khác quá nhiều khiến họ cảm thấy khó chịu vì bị bạn kiểm soát.
Nếu là đàn ông, có thể trở thành người thích áp đặt người khác theo ý của mình. Nếu là phụ nữ, hay lo lắng cho người khác một cách thái quá.
Đôi lúc bạn có thể lo lắng quá nhiều về những việc không cần thiết trong tương lai.
Có những khi, bạn cũng không mạnh mẽ, thiếu sự quyết đoán trong công việc.
Bạn cũng hay suy diễn mọi việc theo chiều hướng không tích cực.
Nếu đi quá trường năng lượng, bạn có thể là người nói quá nhiều, nói vòng vo, dài dòng.
Vì bạn là người thông minh, nhanh nhẹn và nắm bắt tâm lý người khác người khác, nên không cẩn trọng, bạn có thể gây sát thương cho người khác bởi nói nói của mình.
Bạn cũng thích làm trung tâm của vũ trụ.
Có thể bạn là người có cái tôi cao và nóng tính.
Bạn có thể đặt kỳ vọng quá cao ở người khác.
Nhiều khi bạn cũng không để ý đến cảm xúc của người khác.
Đôi khi bạn có thể sẽ thích được người khác tung hô, khen ngợi hoặc bạn có thể nói quá lên về một điều gì đó.
*TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG TRÁI CHIỀU
Nếu đi ngược trường năng lượng, bạn trở nên là một người lạnh lùng, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, không thích quan tâm, chăm sóc người khác. Sống thiếu trách nhiệm.
Bạn cũng có thể là người nóng tính, thích là theo ý của mình và có cái tôi cao.
Bạn có thể là một người có năng lượng không cao.
Khả năng giao tiếp của bạn chưa tốt.
Nhiều khi bạn không thể hiện được năng lực của bản thân.
Bạn có thể dễ bị chi phối bởi cảm xúc từ bên trong hoặc bên ngoài.
Có thể bạn trở nên là một người không năng động, hoạt bát và sống không mở lòng với mọi người.
* BÀI HỌC CẦN TỐT NGHIỆP
Hãy học cách làm chủ ngôn từ, luôn giữ mình ở mức năng lượng tích cực đỉnh cao để có thể tác động và gây ảnh hưởng một cách tích cực lên người khác, giúp họ chữa lành, thay đổi tư duy và thay đổi cuộc đời.
Hãy học cách quản trị cảm xúc, cân bằng giữa cảm xúc và lý trí để đưa ra những quyết định chính xác.
Đừng đặt kỳ vọng vào bản thân và người khác quá cao.
Hãy mang tình yêu thương vô điều kiện đến cho càng nhiều người càng tốt. Hãy quan tâm, chăm sóc, yêu thương người khác đúng cách sẽ khiến bản thân bạn và những người xung quanh đều cảm thấy hạnh phúc.
Hãy học cách mạnh mẽ, quyết đoán trong công việc và cuộc sống.
Hãy học cách làm chủ cảm xúc, cân bằng giữa lý trí và tình cảm.
Học cách không nên lo lắng một cách thái quá, vô lý về điều gì đó mà nó chưa xảy ra.
Số 22/4 là số rất đặc biệt, bao gồm 2 con số 2 đứng cạnh nhau, nghĩa là năng lượng số 2 mạnh gấp đôi. Bên cạnh đó, bạn còn mang năng lượng của con số 4
Bạn là người ưa thích sự mềm mại, nhẹ nhàng và tinh tế. Bạn sống rất tình cảm, biết quan tâm, chăm sóc và yêu thương người khác. Bạn rất giỏi trong việc nắm bắt được tâm lý của mọi người xung quanh.Trong tình yêu bạn luôn thích sự lãng mạn và chung thủy.
Bạn là người có cái tâm lương thiện. Bạn sẵn sàng giúp đỡ người khác, vì người khác mà tự nguyện cống hiến. Thậm chí, bạn có thể hy sinh lợi ích của bản thân mình vì người khác hoặc vì một lý tưởng cao đẹp nào đó.
Bạn là người ưa chuộng hoà bình. Bạn luôn thể hiện là một người thân thiện, cởi mở, hòa đồng. Tính cách ôn hoà, dễ chịu. Nếu phải đối mặt với các cuộc xung đột, bạn có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình.
Bạn đại diện cho tình yêu thương, sự công bằng và bình đẳng.
Bạn biết lắng nghe người khác. Bạn có khả năng thấu hiểu người khác và giúp họ giải quyết vấn đề rất tốt.
Bạn là người có trực giác rất mạnh, bạn có những linh cảm chính xác về một số những việc có thể xảy ra trong tương lai. Bạn có thể chạm tới những thứ vô hình của cuộc sống. Số 22 là con số liên quan đến tâm linh. Vì vậy, bạn nên học hỏi để giác ngộ về tâm linh sẽ rất tốt cho cuộc đời bạn.
Bạn sinh ra là để kết nối. Bạn có khả năng siêu kết nối. Bạn có thể gắn kết mọi người lại với nhau bằng tình yêu thương. Bạn có khả năng trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ.
Bạn là người có tầm nhìn rất dài hạn. Có năng lực sáng tạo đỉnh cao, có thể biến mọi tầm nhìn thành hiện thực. Số 22 là con số đặc biệt, số của sự thực thi.
Bạn là người có kiến thức nền tảng. Bạn thích sự chắc chắn, chi tiết và tỉ mỉ. Bạn luôn mong muốn tìm tòi tận gốc rễ của vấn đề.
Bạn là một người làm việc chăm chỉ, tận tâm, trách nhiệm. Bạn thích sự chỉn chu, cầu toàn.
Bạn khả năng tự học rất tốt. Bạn cũng là người rất kiên định và quyết đoán. Bạn có khả năng tính toán logic, hệ thống hoá, quy trình hoá rất tốt.
Bạn là một người sống tình cảm, yêu thương gia đình và đặc biệt là con người chân thành trong các mối quan hệ nói chung, trung thành với bạn bè, chung thủy trong tình yêu.
Bạn quan tâm đến những giá trị đạo đức, xã hội. Luôn làm việc theo nguyên tắc và có tính kỷ luật rất cao.
*ĐI QUÁTRƯỜNG NĂNG LƯỢNG
Bạn quá nhạy cảm và dễ bị chi phối bởi cảm xúc.
Bạn có thể trở nên không mạnh mẽ, không quyết đoán và không có ý chí.
Có những lúc bạn quá cẩn trọng, quá an toàn nên dễ đánh mất các cơ hội.
Bạn khó thay đổi và không dễ dàng tiếp nhận những cái mới.
Bạn luôn muốn kiểm soát mọi thứ xung quanh mình.
Đôi khi bạn không mềm mại, nhẹ nhàng, tinh tế trong giao tiếp.
Có lúc bạn quá kỹ tính nên có thể khiến những những người xung quanh không có cảm giác thoải mái khi ở bên bạn.
*TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG TRÁI CHIỀU
Nếu đi ngược trường năng lượng, bạn có thể dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực.
Bạn sống khép kín và nhiều khi không muốn kết nối với người khác.
Bạn không chăm chỉ trong việc học tập, phát triển bản thân và không thích đi lên bằng con đường tri thức.
Bạn thiếu tính kỷ luật, không gọn gàng, ngăn nắp.
Bạn thiếu sự kiên định và lập trường không vững chắc.
Nếu bạn không có mục tiêu rõ ràng và không tập trung thì cuộc sống và công việc của bạn cũng không ổn định.
*BÀI HỌC CẦN TỐT NGHIỆP
Hãy trở thành người kiến tạo vĩ đại, tạo ra những sự thay đổi lớn lao, tạo ra giá trị đặc biệt cho đời.
Hãy kết nối, gắn kết mọi người lại với nhau, chia sẻ với họ tình yêu thương, những tri thức, những giá trị mà bạn có.
Hãy tận dụng khả năng lắng nghe của mình để có thể đúc kết những quy luật và bài học trong cuộc sống.
Bạn nên trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực mà mình theo đuổi. Hãy học tập không ngừng để có kiến thức nền tảng vững chắc và truyền đạt lại cho người khác.
Hãy học tính kỷ luật bản thân và kiên định với mục tiêu của mình.
Bạn là người có tư duy rất khác biệt, quyết liệt để bảo vệ quan điểm của mình và luôn hành động với niềm tin mạnh mẽ.
Số 11/2 biểu trưng cho sự khai sáng, năng lực sáng tạo không giới hạn.
Bạn có sức hút cá nhân, có năng lực để thúc đẩy, dẫn dắt người khác bằng cách truyền lửa, truyền động lực cho họ.
Bạn có tố chất lãnh đạo bẩm sinh. Bạn có tinh thần của một người đi tiên phong, có năng lượng của một người đứng đầu.
Bạn luôn độc lập, tự chủ, luôn muốn mình trở thành một người quan trọng, người đứng đầu và người số một. Bạn không muốn đứng sau ai, trừ người có khả năng thực sự hơn mình.
Bạn là người có mục tiêu cao và luôn nỗ lực, kiên trì phấn đấu để đạt được mục tiêu bản thân đã đề ra. Bên cạnh đó, bạn thích chinh phục những mục tiêu mới. Bạn không thoả mãn với những gì mình đang có. Cuộc sống càng khó khăn, thử thách, bạn càng có động lực để hành động đến cùng. Đôi khi chỉ cần một lời thách thức cũng khiến cho bạn có động lực vô cùng mạnh mẽ để hành động và đạt mục tiêu.
Bạn là người có phản ứng nhanh nhẹn, mạnh mẽ, quyết đoán và rất chăm chỉ. Bạn có khả năng chịu được áp lực rất tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng luôn muốn thể hiện được năng lực và giá trị của bản thân.
Bạn thẳng tính, thẳng thắn và có lòng tự trọng cao. Bạn luôn thích sự rõ ràng, công bằng và sòng phẳng.
Bạn nhanh trí, linh hoạt. Bạn có khả năng nhìn bao quát và rất thích đưa ra các chiến lược, phân tích chiến lược rất tốt.
Thích làm những thứ khác biệt so với số đông. Thích những thứ khác lạ, độc đáo và luôn có phong cách riêng của bản thân.
Bạn là người sống có trách nhiệm, là người dám nghĩ, dám làm.
Bạn có khả năng tự học hỏi từ sai lầm của chính mình. Đặc biệt học hỏi từ người khác rất nhanh.
Trong cuộc sống, bạn cũng gặp nhiều bài học, thử thách. Nhưng đó là những điều cần thiết để giúp bạn rèn luyện tính kiên trì và khả năng chịu áp lực tốt hơn.
Bạn rất tài năng và có thể làm việc linh hoạt ở nhiều vị trí khác nhau.
Tuy nhiên, bạn cũng luôn đặt ra tiêu chuẩn cao trong công việc và cuộc sống. Bạn cũng luôn kỳ vọng cao ở người khác. Đặc biệt với những người mà bạn thương yêu và tin tưởng.
Bạn vừa quyết liệt, mạnh mẽ, nhưng bạn lại vừa có sự mềm mại, uyển chuyển và rất thích sự lãng mạn
Bạn rất tinh tế, tinh ý, biết quan tâm đến người khác. Bạn có khả năng nắm bắt được tâm lý của người khác rất tốt.
Bạn làm việc rất có tâm, chăm chỉ, không vì danh vì lợi.
Bạn là một người yêu chuộng hòa bình. Tính tình ôn hoà, thân thiện. Trong mọi cuộc xung đột họ sẽ có xu hướng giải quyết trong hòa bình
Bạn có khả năng lắng nghe, thấu hiểu và có thể giúp người khác giải quyết vấn đề của họ rất tốt.
Bạn là người có trực giác mạnh mẽ, bạn có những linh cảm khá chính xác về một số những việc có thể xảy ra trong tương lai.
Bạn sinh ra là để kết nối. Bạn có khả năng siêu kết nối. Bạn có thể gắn kết mọi người lại với nhau bằng tình yêu thương. Bạn có khả năng trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ.
*ĐI QUÁTRƯỜNG NĂNG LƯỢNG
Bạn có thể quá đam mê vào công việc mà quên những thứ xung quanh.
Nếu trường năng lượng quá mạnh, có thể bạn có cái tôi cao, dễ nổi nóng.
Nhiều khi bạn cũng không thích lắng nghe người khác, đặt kỳ vọng quá cao vào người khác.
Bạn có thể là một người quá nhạy cảm. Có lúc bạn suy nghĩ quá nhiều, quá nhanh nên dễ dẫn đến căng thẳng đầu óc.
Đôi khi bạn cũng trở nên lạnh lùng, thiếu sự cảm thông với người khác.
Nếu không điều chỉnh có thể bạn là một người luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên hết.
Vì là người dám nghĩ, dám làm, nên cũng có khi bạn đưa ra những quyết định quá vội vàng, dẫn đến rủi ro cao.
Có lúc bạn cũng đặt kỳ vọng quá cao vào người khác. Tạo cho họ áp lực một cách quá mức.
*TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG TRÁI CHIỀU
Không chủ động, dễ phụ thuộc và sống dựa dẫm vào người khác.
Sống không mạnh mẽ, dễ bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực.
Không phát huy được tố chất lãnh đạo. Thậm chí bạn không lãnh đạo được chính bản thân mình.
Đôi khi trốn tránh trách nhiệm và không dám đối mặt với thực tế.
Tính tình trở nên thu mình, thiếu tự tin và không có ý chí tiến thủ.
Bạn có thể sống khép kín và không muốn kết nối với người khác.
*BÀI HỌC CẦN TỐT NGHIỆP
Hãy học cách độc lập, tự chủ, mạnh mẽ và quyết đoán hơn.
Hãy học cách lãnh đạo chính bản thân mình. Hãy kỷ luật với bản thân, kiên định, kiên trì với mục tiêu mà mình đã chọn.
Hãy học cách để trở thành nhà lãnh đạo và tạo ra các nhà lãnh đạo kế cận.
Hãy học cách lắng nghe và hợp tác làm việc nhóm với nhiều người khác.
Hãy kết nối, gắn kết mọi người lại với nhau.
Hãy chia sẻ những kiến thức, trao giá trị bằng tình yêu thương đến mọi người trong cộng đồng.
Hãy tận dụng khả năng lắng nghe để học hỏi và đúc kết những quy luật và bài học trong cuộc sống
Hãy học để có sự giác ngộ về tâm linh và có niềm tin đúng đắn về tâm linh.